Chắc hẳn chúng ta, ai cũng đã từng uống nước dừa, ăn cùi dừa, xôi dừa hay sử dụng gáo dừa. Cây dừa gắn liền với đời sống của chúng ta thân thuộc mà bình dị đến thế.
Có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau về nguồn gốc của cây Dừa. Tuy nhiên, chưa một nguồn thông tin nào thống nhất được về nguồn gốc của nó. Một số học giả cho rằng nguồn gốc cây Dừa xuất phát từ vùng Đông Nam Á, một số khác lại cho rằng nó có nguồn gốc từ miền tây bắc lục địa Nam Mỹ. Nhìn chung, rừng là một loại giống cây phổ biến ở vùng xích đạo và cận xích đạo.
Cây dừa có danh pháp khoa học là Cocos nucifera, là một loài cây trong họ Cau. Theo Wikipedia, dừa là một loại cây thân lớn, đơn trục. Thân cây dừa hình trụ tròn, có nguồn đốt trải dài từ gốc đến ngọn. Chiều cao trung bình của dừa từ 15-20m, cá biệt có những cá thể dừa trưởng thành có thể cao đến hơn 30m.
Rễ Dừa là loại rễ bất định, sinh ra liên tục ở phần đáy gốc thân. Lúc mới sinh, rễ có màu trắng đục, sau đó dần chuyển sang màu đỏ nâu. Dừa không có rễ cọc.
Lá dừa là là đơn xẻ thủy lồng chim, dài trung bình từ 3-7m, tạo thành tàu dài, tỏa ra nhiều hướng và rũ xuống gốc. Mỗi cây dừa trưởng thành có từ 30 đến 35 tàu lá. Mỗi tàu lá dừa có 2 phần: cuống lá và lá chét.
Hoa dừa là hoa đơn tính, hoa đực và hoa cái riêng biệt, nhưng cùng mọc chung trên một gié hoa. Thường các cây dừa thụ phấn chéo. Tuy nhiên, một số giống dừa lùn là tự thụ phấn. Dừa ra hoa liên tục và hoa cái tạo ra hạt.
Mỗi phát hoa dừa có từ 20-40 hoa cái. Số lượng hoa cái ít hơn hoa đực. Lượng phấn hoa trung bình từ 5-10g.
Quả dừa là loại quả khô đơn độc, hay còn gọi là quả hạch có xơ. Vỏ ngoài cứng, nhẵn. Giữa là lớp xơ dừa và trong là gáo dừa. Vỏ ngoài hóa gỗ, rất cứng, có 3 lỗ mầm thấy rõ.
Khi quả dừa còn non, lớp cơm bên trong mềm và mỏng, có thể dễ dàng cạo ra. Do đó, trong giai đoạn này người ta thường hái dừa lấy nước uống. Khi quả dừa đã già, lớp vỏ ngoài cứng và có màu nâu, lớp cơm bên trong cứng lại và nước dừa lúc này sẽ có vị nồng hơn.
Cơm dừa hình thành từ tháng thứ 5 sau khi thụ phấn. Đến tháng thứ 7 hoặc 8 có thể thu hoạch lấy nước, tùy từng giống cây. Phần cơm dừa thu hoạch được có thể sử dụng là nguyên liệu nấu ăn, làm mứt hoặc để làm dầu dừa.
Dừa có nhiều loại, được đặt tên theo vùng phân bố. Nhưng nhìn chung, dừa được phân bố thành 2 nhóm chính:
Dừa thường được tìm thấy tại vùng khí hậu xích đạo, nhiệt đới, nơi có độ ẩm và lượng mưa lớn. Tại Việt Nam, dừa được tìm thấy tại khắp mọi miền trên tổ quốc. Tuy nhiên, dừa được trồng nhiều và nổi tiếng nhất là tại Bến Tre.
Thông thường, dừa được trồng vào tầm tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, thời điểm có lượng mưa lớn. Dừa thích hợp nhất là được trồng trên đất thịt pha cát, có khả năng thoát nước tốt. Vào mùa khô nên tưới nước cho cây thường xuyên, làm đất và bón phân cho cây vào đầu hoặc cuối mùa mưa.
Tất cả các phần của cây dừa đều có thể sử dụng, tận dụng, không bỏ đi phần nào. Do đó, trong tiếng Phạn, người ta gọi cây Dừa là “kalpa vriksha” có nghĩa là “cây đem lại mọi thứ cần thiết cho cuộc sống“. Trong tiếng Mã Lai, dừa cũng được gọi là “pokok seribu guna”, tức là “cây có cả ngàn công dụng“.
Dưới đây là những công dụng của cây Dừa thường được biết tới.
Trên đây là một số thông tin về cây Dừa. Hy vọng thông tin này hữu ích và cảm ơn các bạn đã đón đọc.
Bình luận